Sơn epoxy là sơn 2 thành phần, sơn epoxy được sử dụng gồm sơn sàn epoxy, sơn bê tông epoxy,  sơn chống rỉ epoxy, sơn kết cấu epoxy, sơn tàu biển epoxy và sơn công nghiệp epoxy, sơn nhà xưởng epoxy. Tùy vào hạng mục nào thì có những dòng epoxy thích hợp

- Tại Công ty Cổ Phần Hệ Thống Siêu Thị Sơn ( sieuthison.com) bạn được tìm hiểu về giá, chức năng gồm:

  • Hãng Sơn Epoxy: Trên Thị Trường có nhiều dòng epoxy của các hãng, ví dụ: Sơn epoxy Sika, Kova, Kansai, Aica, Chokwang, Nippon, Rainbow
  • Giá Sơn Eoxy: Giá epoxy từ thấp đến cao, tùy vào từng mục đích sử dụng bạn sẽ có những sản phẩm phù hợp
  • Được tư vấn kỹ thuật: Được tư vấn 24/7 các sản phẩm sơn epoxy, thi công hạng mục epoxy để tối ưu lựa chọn của mình

- Tìm hiểu dòng sơn epoxy: 

Sơn epoxy là gì:  là loại sơn cao cấp 2 thành phần, mà khi sử dụng thì phải trộn 2 thành phần này với nhau thì mới sử dụng được, nếu trộn sai tỷ lệ thì coi như  phá hỏng bộ sơn đó luôn, nó gồm thành phần sơn gọi là phần A, phần đóng rắn (Hardener) là phần B. Sơn epoxy có đặc điểm khác sơn nước hay sơn dầu là bề mặt sơn khả năng chịu lực, chịu va đạp cao vì nó có thành phần đóng rắn Hardener, mức độ liên kết của màng sơn rất tốt nên nó thường được sử dụng cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép…
Pha sơn epoxy như thế nào cho đúng: Tỷ lệ pha sơn epoxy hay định mức pha sơn tùy theo công thức mà mỗi nhà sản xuất định cho mỗi dòng sản phẩm. Khi sử dụng nhất định phải pha sơn đúng tỷ lệ, nếu chênh lệch ít thì phải mất một vài ngày mới khô cứng, nếu chênh lệch quá nhiều sẽ không bao giờ đông cứng.

Sơn epoxy gồm 2 hệ : gồm sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu (gốc dung môi), sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này là thành phần cấu tạo nên nó, hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với epoxy gốc nước.

Hai dòng sơn gốc dầu và gốc nước epoxy đều có hệ sơn phu hoặc lăn và hệ sơn epoxy tự san phẳng, dòng sơn phủ có thể sử dụng cho mặt đứng ( kết cấu sắt thép) và mặt ngang, còn dòng sơn epoxy tự san phẳng thì chỉ sử dụng được cho mặt ngang ( sàn bê tông, sàn sắt thép). Những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đạp hay mài mòn thì người ta dùng loại sơn epoxy lớp dày để tăng khả năng va đạp và mài mòn.

Màu sắc sơn epoxy: Nó gồm nhiều màu mắc, màu nào cũng pha được và đặc biệt là có dòng sơn epoxy không màu trong suốt.

Quy trình các bước thi công sơn epoxy:

Bước 1:  chuẩn bị bề mặt, làm sạch bề mặt cần sơn epoxy ( sàn xi măng, bê tông, hoặc sắt thép

Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy, ( sàn bê tông, xi măng người ta sơn lót epoxy không màu trong suốt). Còn đối với sắt thép kim loại người ta phải dùng sơn epoxy chống rỉ ( màu xám, trắng, đỏ nâu) để chống rỉ. Tùy vào các dự án khác nhau sẽ có các lớp sơn lót epoxy khác nhau

Bước 3: Trám trét, xử lý khuyết điểm bề mặt cần sơn bằng epoxy putty

Bước 4: Sơn phủ 02 lớp epoxy hoàn thiện, mỗi lớp cách nhau từ 4h đến 6h. Chỉ thi công epoxy khi lớp dưới đã khô hoàn toàn.

( Chi tiết: Quy trình sơn sàn epoxy nhà xưởng, Quy trình phun sơn epoxy cho kết cấu sắt thép)

Bài viết hay - Link hữu ích:

Sơn Epoxy
  • Hotline
    Thi công
    0935.118.118
    0968.488.488
    0832.109.109
    Bán hàng 
    0948.482.482 
    0832.108.108
    0968.488.488
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn