Sơn Chống Hà - Trường Chân là đại lý bán sơn chống hà tàu biển Jotun, Hempel, International, Sigma, Hải Âu, Á Đông, Hải Phòng, Thế Hệ Mới....
Sơn chống hà là loại sơn thủy phân 1 thành phần hoặc 2 thành phần dựa trên công nghệ trao đổi ion, điều này đạt được qua đặc tính tự mài mòn làm giảm sự xuống cấp của vỏ tàu. Chỉ dùng như là lớp phủ cuối hoàn thiện trong môi trường ngâm nước. Sử dụng sơn chống hà thường cho phần vỏ ngâm nước của tàu đóng mới và tàu lên đốc. Thích hợp dùng làm sơn phủ trên sơn chống rỉ và sơn kết dính bề mặt nhôm và thép carbon. Dùng làm sơn phủ chống hà, rong rêu, tảo trong hệ thống sơn Epoxy chống hà để bảo vệ cho tàu, thuyền (vỏ sắt, vỏ gỗ) và các kết cấu sắt thép thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước biển. Sơn Chống Hà tàu biển có khả năng chống hà từ 10 năm, 15 năm, 3 năm hoặc 01 năm
LỢI ÍCH SƠN CHỐNG HÀ TÀU BIỂN
1, Sơn chống hà bám vào vỏ tàu điều này mang lại lợi ích kinh tế cho chủ tàu về nhiều phương diện.
2, Sơn chống hà sẽ giúp bảo vệ tàu biển khỏi sự chống ăn mòn kim loại trong môi trường nước biển bằng thành phần giàu kẽm trong sơn.
3, Cuối cùng với lớp sơn phủ chống hà với nhiều màu sắc sẽ giúp tàu trông đẹp, bắt mắt hơn.
Thương hiệu sơn chống hà tàu biển chất lượng tốt nhất hiện nay để bạn tham khảo:
– Sơn chống hà tàu biển Simg PPG, Jotun
– Sơn chống hà tài biển International paint
– Sơn chống hà tàu biển Hempel
CHUẨN BỊ BỀ MẶT KHI THI CÔNG SƠN CHỐNG HÀ
* TÀU VỎ SẮT:
- Khi bề mặt có nước, hơi ẩm, dầu mỡ, các vết gỉ sét cũng như các vết bẩn khác, đều không thích hợp để sơn.
- Bề mặt lớp sơn trước thích hợp phải khô hoàn toàn, sạch, không bị hư hỏng, không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
- Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…) dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
- Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt lớp sơn trước, do đó nâng cao tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại, nếu chuẩn bị bề mặt không tốt thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc gây phá hủy màng sơn và bề mặt nền. Bề mặt phải khô, sạch, không dính tạp chất khác. Bề mặt phải được xử lý theo tiêu chuẩn ISO 8504.
* TÀU VỎ GỖ
* Tàu đóng mới :
- Dùng máy chà, chà nhẵn bề mặt gỗ.
- Gỗ đóng tàu phải khô hoàn toàn (độ ẩm còn lại trong gỗ < 5%), sạch không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
- Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…) dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
* Tàu cũ lên đốc sửa chữa.
- Do tàu hoạt động thường xuyên dưới nước, nên nước đã ngấm vào trong các thớ gỗ. Khi lên đốc sửa chữa phải phơi (hoặc dùng không khí nóng) thổi cho gỗ đóng tàu khô hoàn toàn, dùng máy chà, chà sạch lớp sơn cũ, dùng matit trám đầy vào các lỗ khuyết, mối ghép, chà phẳng, rồi mới được sơn. Nếu hơi ẩm trong lớp gỗ còn quá cao >5%, thì sau khi sơn xong hơi ẩm trong lớp gỗ tiếp tục bay hơi, có thể sẽ làm cho màng sơn bị bong tróc.
ĐIỀU KIỆN THI CÔNG SƠN CHỐNG HÀ
- Chỉ được sơn khi trời nắng ráo, không có mưa (nếu sơn ngoài trời), nhiệt độ > 10oC, độ ẩm không khí < 85%, nhiệt độ và độ ẩm môi trường được đo tại khu vực xung quanh bề mặt. Nhiệt độ bề mặt cần sơn phải cao hơn nhiệt độ điểm sương ít nhất 3oC. Thi công trong khu vực kín phải được thông gió tốt để đảm bảo cho quá trình khô/đóng rắn.
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG SƠN CHỐNG HÀ:
1/ Súng phun
Lợi ích.
- Đây là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, luồng sơn được phun ra với một áplực cao nên có khả năng chui sâu và bám chắc được vào bề mặt nền (đặc biệt là với bề mặt bị rỗ nhiều)
- Màng sơn phủ đều hơn, bóng hơnCó khả năng sơn được một lớp sơn dày hơn so với phương pháp dùng cọ lăn
Hạn chế.
- Khó sơn ở những nơi có không gian nhỏ hẹp, thông thoáng không tốt
- Thợ sơn đòi hỏi phải có tay nghề
- Tỷ lệ sơn hao hụt lớn hơn so với các phương pháp khác
- An toàn lao động cần phải được chú trọng (vì một luồng sơn được phun ra với một áp lực cao có thể làm tổn thương đến con người nếu miệng vòi phun tác động trực tiếp đến con người, bụi sơn rất dễ bay vào miệng nếu trang bị bảo hộ không tốt)
2/ Dùng cọ lăn
Lợi ích.
- Tốc độ sơn nhanh hơn so với cọ sơn.
- Dễ sơn ở những khu vực khó tiếp cận.
Hạn chế.
- Làm ướt bề mặt sơn kém
- Không nên dùng cho lớp sơn đầu tiên (lớp lót)
- Dễ tạo bọt khí cho màng sơn
- Chỉ sơn được mỏng, phải sơn nhiều lớp thì mới đạt được chiều dày theo quy định
- Khả năng bám dính của màng sơn lên bề mặt kém hơn so với phương pháp dùng súng phun
3/ Dùng chổi (cọ sơn)
- Chỉ dùng cọ để sơn cho những vị trí nhỏ mà các phương pháp trên không sử dụng được
- Khi dùng chổi sơn nên quét ngang một lượt sau đó quét dọc
- Chú ý khi sơn để đạt được chiều dày quy định
MỌI CHI TIẾT LIÊN QUAN ĐẾN SƠN CHÔNG HÀ, VUI LÒNG GỌI 0 948.482.482 HOẶC TRUY CẬP VÀO http://epoxy.vn/vn/son-chong-ha.html
HOẶC GỞI MAIL QUA baogia@truongchan.com