1. Chịu nhiệt cao có thể lên tới 200°c.
2. Chịu nước và dầu tuyệt vời.
3. Độ bám dính tốt và chống ăn mòn.
4. Sơn chịu nhiệt là hệ 1 thành phần dễ sử dụng
Sơn chịu nhiệt 200 độ C gồm những hệ nào: Bất kỳ 1 thiết bị, sản phầm nào cần phải sơn lót chịu nhiệt rồi mới sơn phủ chịu nhiêt, những sản phẩm thiết bị đã có sơn chịu nhiệt rổi thì chỉ cần phủ lớp chịu nhiệt lên là được.
Sơn lót chịu nhiệt 200 độ C dùng để sơn cho máy phát điện, nồi hơi, ống khói và những thiết bị nhiệt độ cao trong ngành hoá chất và đồ dùng thép.
1. Hơi ẩm, vết dầu mỡ, bùn bẩn, bề mặt lớp sơn cũ cần được làm sạch, cách tốt nhất là đánh nhám theo tiêu chuẩn SIS Sa 2.
2. Chủ yếu kiểm tra nhiệt độ xung quanh khi sơn, sự giộp và tróc màng sơn xảy ra là do nhiệt độ nền vượt quá 600C
3. Lớp sơn lót chịu nhiệt và lớp phủ chịu nhiệt lấy giới hạn là mỗi loại 2 lớp, nhưng phải đảm bảo độ dày dưới 80 microns, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng màng sơn giộp và tróc, sơn lót chịu nhiệt vô cơ thì chỉ cần sơn lót 01 lớp là đủ.
4. Sau khi hoàn thành, nung nóng chậm bằng nửa nhiệt độ quy định và giữ trong vòng 1 giờ, sau đó tăng lên đúng nhiệt độ quy định. Đốt nóng trực tiếp ở nhiệt độ tối đa sẽ gây ra sự phồng giộp hoặc tróc.
Mức độ che phủ thực tế sẽ tùy thuộc vào hình dáng của đối tượng sơn và điều kiện môi trường. Nói chung, mức độ che phủ lý thuyết của cọ và phun sẽ là 1.4 lần và 1.7 lần so với mức độ che phủ thực tế.